BÀI 1001 – Cây long não: Dược liệu sát trùng, tiêu viêm và chữa bệnh hiệu quả

Cây long não được dùng để chiết xuất tinh thể long não tự nhiên. Khác với tác dụng khử mùi, đuổi chuột của viên long não tổng hợp hóa chất, long não tự nhiên có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người như: sát trùng, tiêu viêm, chữa bệnh ngoài da,… 

Long não

Đôi nét về cây long não

Giống như hoắc hương, long não có mùi hương khá ấn tượng, ứng dụng nhiều trong chữa bệnh. Một số thông tin bạn cần biết về cây long não

  • Tên khoa học: Folium et lignum Cinnamomi camphorae.
  • Tên gọi khác: Chương não, dã hương.
  • Họ: Long não (Lauraceae).

Đặc điểm của cây long não

Cây long não là cây thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 10m – 15m và đường kính khoảng 2m, sống lâu năm. Vỏ thân màu nâu sẫm, dày, nứt nẻ. Gỗ long não thơm và chắc. 

Lá chương não nhẵn, nổi rõ gân, mọc so le, phiến dài. Mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu xanh nhạt. Phần đầu tạo thành một mũi nhọn ngắn, cuống dài, khi vò nát, ta sẽ ngửi thấy mùi thơm từ lá. 

Hoa nhỏ, mọc ở kẽ lá thành chùm, có mùi thơm, nở vào tháng 3 – 4. Quả mọng bằng hạt tiêu, hình cầu, màu xanh (chuyển thành màu đen khi chín), đậu vào tháng 10 – 11. 

Cây long não

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Cây long não có nguồn gốc từ phía Đông Nam Trung Quốc, miền Nam Nhật Bản, Đài Loan và khu vực Đông Dương. Người ta cũng tìm thấy thảo dược tại Úc, khu vực Kavkaz và ven bờ biển Đen.

Tại Việt Nam, dã hương xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn, Yên Bái,… Gỗ dã hương có mùi thơm dễ chịu nên cây cũng được người dân Hà Nội trồng nhiều để xua đuổi côn trùng, lọc không khí và lấy bóng mát.

Thu hái

Người ta thường thu hoạch gỗ, lá, rễ của cây long não để chưng cất tinh dầu và tinh thể băng phiến. 

Chế biến

  • Cách 1: Cắt nhỏ thân, cành, rễ để chưng cất thành băng phiến thô. Tiến hành thu bột băng phiến tinh chế bằng cách thăng hoa tinh chế lần nữa. Sau đó, cho bột vào khuôn để tạo thành khối.
  • Cách 2: Thu tinh dầu long não bằng cách cắt nhỏ thân, cành, rễ và đem cất với nước sạch (theo Dược liệu Việt Nam).
  • Cách 3: Để dùng chương não xoa bóp bên ngoài da, có thể thu dung dịch bằng cách ngâm theo tỷ lệ 1:1 với cồn (theo Phương pháp bào chế Đông dược).
  • Cách 4: Đun sôi cành, lá để xông giải cảm (được người Nhật Bản và Trung Quốc áp dụng nhiều). 

Lưu ý: Sau khi chế biến cần tránh để dược liệu tiếp xúc với không khí, bảo quản trong lọ kín. Để không làm mất mùi hương, có thể cho thêm đăng tâm vào.

Bột long não

Thành phần hóa học của cây long não

Một số thành phần long não:

  • Theo Trung dược học: Tinh dầu long não D – Camphora có chứa D – Limone, D – Camphor, A – Pinen, Safrol, Cineol, Terpineol, Campherenol, Carvacrol, Cadinen, Phellandrene, Azullen.
  • Theo Dược liệu Việt Nam: Trong gỗ chứa khoảng 0.2% tinh dầu và 0.5% long não đặc.
  • Theo Đại thực dụng Trung dược: Sau khi chưng cất sẽ thu được tinh dầu dã hương xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen), tinh dầu dã hương đỏ (chứa Safrola và Carvacrola), tinh dầu dã hương trắng (dùng để bào chế Cineola).

Tác dụng của long não là gì?

Nhờ màu sắc đẹp, mùi thơm dễ chịu, tán rộng mà cây long não được trồng nhiều để lấy gỗ cũng như tạo môi trường ozon và xua đuổi côn trùng.

Song, tinh dầu chiết xuất từ cây long não được biết đến với tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, chữa các bệnh ngoài da rất hiệu quả.

Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, long não có tính nóng và vị cay,có tác dụng thông khiếu, sát trùng, tiêu viêm. Do dược liệu có độc tính, người ta thường sử dụng để bôi ngoài da hoặc tạo mùi hương thay vì uống trực tiếp. Theo Đông y, một số công dụng của long não như sau:

  • Trừ giới tiễn, sát trùng, hóa sang, liệu dương (theo Bản thảo phẩm hội tinh yếu).
  • Sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế, khử phong thấp (theo Trung dược học).
  • Lợi khiếu, thông quan, sát trùng, tiêu trừ uế khí (theo Đông dược học thiết yếu).
  • Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (theo Bản thảo cương mục).

Tác dụng theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu y học hiện đại, tác dụng của tinh dầu long não giúp tăng cường tuần hoàn và hô hấp, kích thích trung khu thần kinh. Người ta thường bôi tinh dầu này để trị các bệnh ngoài da, giảm đau. Khi bôi lên da, bạn sẽ cảm nhận được sự tê mát giống như dầu gió.

Dưới đây là một số tác dụng của tinh dầu long não trong y học hiện đại:  

  • Diệt khuẩn, gây tê khi bôi ngoài da. 
  • Dùng uống trong để kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Kích thích phản xạ, gây hưng phấn trung khu thần kinh khi tiêm dưới da.
  • Tăng cường tuần hoàn và hô hấp. 
  • Tác dụng lên hệ thống tim mạch đối với bệnh nhân bị suy kiệt chức năng tim mạch.
  • Ứng dụng trong điều trị bỏng, chất kháng khuẩn trong nha khoa.

Bài thuốc kinh nghiệm từ long não

Một số bài thuốc kinh nghiệm có sử dụng long nãocách dùng long não mà bạn có thể tham khảo: 

Chữa viêm họng, ho, đờm khò khè

Chuẩn bị:

  • 1.5g bột long não 
  • 3g băng phiến đại bi
  • 7g phèn chua
  • 30ml nước ấm
  • Một ít cồn

Thực hiện:

  • Hòa tan bột long não, băng phiến đại bi, phèn chua với một ít cồn trong nước ấm.
  • Bôi vào họng bằng cách sử dụng tăm bông để thấm dung dịch. Dùng vài lần mỗi ngày.
Công dụng của long não

Chữa hôi nách

Chuẩn bị:

  • 0.4g long não
  • 1 củ gừng
  • Nước

Thực hiện:

  • Giã gừng, hòa với dã hương và nước. 
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày cho vùng nách. Kiên trì sử dụng sẽ thấy mùi hôi giảm đáng kể.  

Chữa đau răng

Chuẩn bị:

  • 3g long não
  • 3g chu sa

Thực hiện: 

  • Nghiền các nguyên liệu thành bột mịn.
  • Bôi vào chỗ răng bị đau. 

(Theo Sổ tay lâm sàng Trung dược)

Chữa đau đầu

Bài thuốc:

  • Long não
  • Nụ đinh hương
  • Vỏ quế
  • Bạc hà
  • Hoa hồi
  • Sa nhân.

Thực hiện:

Mỗi vị lấy 1 lượng bằng nhau, nấu thành cao đặc, lấy thoa lên thái dương và sao gáy. Mát xa nhẹ nhàng để cơn đau đầu thuyên giảm.

Trị trẻ em ghẻ, lở ngứa

Chuẩn bị:

  • Long não
  • Hoa tiêu
  • Mè đen

Thực hiện: 

  • Đem các nguyên liệu nghiền thành bột mịn (mỗi vị với lượng bằng nhau).
  • Trộn Vaseline với bột đã nghiền. 
  • Bôi vào chỗ ghẻ, lở ngứa.

(Theo Sổ tay lâm sàng Trung dược)

Trị chàm ở chân bội nhiễm hoặc loét

Chuẩn bị:

  • 2 miếng đậu hũ
  • 3g long não

Thực hiện:

  • Trộn đều các nguyên liệu.
  • Đắp bên ngoài da.

(Theo Sổ tay lâm sàng Trung dược)

Trị đau khớp do bong gân

Chuẩn bị:

  • Chương não
  • Cồn 10% hoặc dầu tùng tiết

Thực hiện:

  • Pha cồn 10% hoặc trộn dầu tùng tiết với chương não.
  • Xoa bóp ngoài da. 

Liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Liều dùng:

  • Dùng ngoài: Sử dụng dã hương với một lượng vừa đủ, đem nghiền thành bột mịn rồi pha với cồn hoặc trộn với dầu để bôi lên da. 
  • Uống trong: Dùng 0,1g – 0,2g rượu hoặc thuốc tán.
  • Liều 0,5g – 1g có thể kích thích mạnh hay gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Uống quá 2g có thể gây co giật, nói sảng hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

Lưu ý:

Long não có độc không là thắc mắc của nhiều người, nếu chỉ dùng ngoài da thì dược liệu hoàn toàn lành tính. Tuy nhiên, nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, còn có một số lưu ý như sau:

  • Tuyệt đối không dùng tinh dầu để uống trực tiếp khi điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, ho ra đờm, đầy hơi, chướng bụng. Không bôi tinh dầu trực tiếp lên những vùng da đang bị trầy, xước để tránh gây độc. 
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị động kinh, người mắc bệnh suyễn, người âm khí dễ hao hay dương khí dễ động. 
  • Trong trường hợp sốt nóng, không sử dụng cây long não.
  • Tránh để dược liệu gần nguồn nhiệt và vật nuôi. 
  • Cần phân biệt cây long não với cây đại bi, hay cây từ bi (Blumea balsamifera). Theo Dược liệu Việt Nam, bột cây đại bi có mùi hăng hơn bột băng phiến, màu xanh trắng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Tam thất có tác dụng gì với phụ nữ?
– Chữa đau dạ dày từ tam thất hiệu quả