Địa liền (Kaempferia galanga) là thân rễ (củ) của cây địa liền, còn gọi là cây thiền liền, tam nại, sơn nại, sơn nại, thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Thân rễ phơi khô làm bài thuốc ngâm rượu, sắc nước uống tác dụng trị khó tiêu, viêm loét dạ dày, cảm lạnh, đau xương khớp và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Đặc điểm cây địa liền
Địa liền là cây thân thảo, sống lâu năm, không có thân như các cây thuốc khác. Bề ngoài tương đối giống với cây gừng, nghệ hoặc ngải đen. Tuy nhiên, vì lá mọc thấp hơn, sát với mặt đất nên mới gọi là “Địa liền”.
- Tên khoa học: Kaempferia galanga L.
- Tên gọi khác: thiềng liềng, tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Lá địa liền có hình bầu dục, phiến lá dài từ 8 đến 10 cm. Mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới có lớp lông mịn, cả hai mặt của lá địa liền có nhiều chấm, hình vòng tròn.
Hoa địa liền mọc thành cụm ở nách lá, không có cuốn, một cụm có từ 6 đến 12 hoa. Loài hoa này có màu trắng, ở giữa có đốm tím nhỏ. Đài hoa có ba răng dài, mang ba thùy.
Cây địa liền sinh trưởng nhanh và mùa hè. Cho hoa vào tháng 8 đến tháng 9. Thân rễ có nhiều củ, mọc nối tiếp hoặc bám vào nhau, dạng hình trứng.
Cây địa liền mọc ở đâu?
Theo các nhà thực vật học, thiền liền là loại cây ưa sáng, ẩm, có thể chịu bóng. Thường mọc ở nơi đất sốp, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Cây địa liền còn mọc hoang ở nhiều nước châu Á như: Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan.
Ở nước ta, cây thuốc xuất hiện khắp mọi nơi, rải rác từ Nam ra Bắc. Chủ yếu trên các vùng đồi núi và mọc nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Yên bái, Thanh Hóa, Hải Dương,…
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng chủ yếu là phần thân rễ (củ). Củ địa liền gần giống với củ riềng, thường được thu hái vào mùa Đông – Xuân. Sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Tuyệt đối không được sấy than, vì củ sẽ bị đen và mùi kém thơm.
Thành phần hóa học
Đại học Gurukula Kangri (Haridwar, Ấn Độ) tìm thấy hơn 49 hoạt chất trong Củ địa liền. Nó chứa đến 2,4-3,9% tinh dầu. Các thành phần trong tinh dầu được nghiên cứu có tác dụng giảm đau, kháng viêm bao gồm: Acid methoxycinqmic, Etyl cinamat, p-methoxy ethylcinamat,…
Ngoài ra, trong củ còn chứa các hợp chất khác như: o-methoxy ethylcinamat, p-methoxystyren, cineol, aldehyd cinamic, borneol, acid transcinamic, kaempferol, carvon, encalyptol.
Tác dụng của củ địa liền?
Từ lâu, tác dụng của địa liền đã phát huy hiệu quả tốt trong nhiều bài thuốc dân gian. Đây là vị thuốc mọc hoang ở nhiều nơi, bình dân, dễ tìm. Nếu biết hết các công dụng của địa liền, ta có thể tận dụng vị thuốc chữa bệnh một cách tốt nhất.
Sau đây là một số tác dụng của cây thuốc trong y học cổ truyền và y học hiện đại:
Tác dụng của địa liền trong Đông y
Trong Đông y, địa liền có tính ẩm, vị cay, quy vào các kinh: tỳ, vị. Bài thuốc địa liền có tác dụng ôn trung, hành khí, tiêu thực, trừ thấp và tán hàn.
Dân gian ta thường sử dụng địa liền để chữa đau dạ dày, bụng lạnh, trị chứng khó tiêu. Củ địa liền ngâm rượu đem xoa bóp để chữa tê phù, đau nhức chân hoặc chữa sâu răng.
Y học cổ truyền Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng sử dụng địa liền khá phổ biến:
- Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng địa liền để trị đầy bụng, viêm loét dạ dày, đau nhức gân xương.
- Ở Malaysia, thân rễ địa liền thái mỏng phơi khô chữa cao huyết áp, hen suyễn, cảm lạnh. Lá ngậm chữa ho.
- Tại Philippines, địa liền phơi khô, sắc nước uống dùng chữa khó tiêu, sốt rét. Lá giã nát, hơ nóng đắp chữa đau xương khớp.
- Ở Ấn Độ, củ địa liền được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực giống như gừng hay nghệ vàng. Thêm vào nấu ăn nhờ hoạt chất chống oxy được trường Đại học Gurukula Kangri nghiên cứu.
- Tại Thái Lan, rễ củ hay bột được thấy phổ biến hơn, được dùng để cải thiện chứng sưng cơ và thấp khớp.
Tác dụng của địa liền trong y học hiện đại
Không chỉ y học cổ truyền, y học hiện đại cũng đã tiến hành nghiên cứu một số tác dụng của địa liền:
- Chống viêm, giảm đau hiệu quả nhờ hoạt chất Ethyl-p-methoxycinnamat.
- Điều trị viêm loét dạ dày.
- Tăng cường hệ tiêu hóa và giảm độc tố trong ruột.
- Hỗ trợ và điều trị các bệnh về xương khớp, thần kinh tọa.
- Tác dụng hạ sốt, trị cảm cúm, đau đầu.
Các công dụng khác của củ địa liền
Theo nghiên cứu hiện đại, nhiều thành phần dược chất có trong củ địa liền, đặc biệt là Ethyl-p-methoxycinnamat đem lại nhiều công dụng nổi bật như: gây độc cho tế bào gây ra bệnh bạch cầu ở người, ức chế các loại nấm, vi khuẩn và enzym gây hại, ức chế tổng hợp sắc tố melanin.
Ngoài ra, các tinh chất trong dược liệu còn có khả năng ngăn chặn, hấp thụ tia UV, được dùng để điều chế nước hoa, mỹ phẩm như: kem chống nắng, làm trắng da và làm chất điều hương trong thực phẩm.
Bài thuốc trị bệnh từ củ địa liền
Địa liền có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác như quế chi, bạch chỉ, cam thảo, thổ phục linh trong bài thuốc chữa bệnh. Tùy vào mục đích điều trị mà có thể ngâm rượu, sắc nước uống hoặc vo viên hoàn. Dưới đây là một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
Chữa cảm sốt nhức đầu
Bài thuốc: Củ cây địa liền 5g, cát căn 10g, bạch chỉ 5g. Đem dược liệu nghiền mịn, vò thành viên uống. Mỗi ngày 5-10g, ngày 2-3 lần.
Điều trị tiêu hóa kém, hay đầy bụng, chậm tiêu
Để chữa chứng tiêu hoá kém, đầy bụng, ta làm bài thuốc: Địa liền 2g và quế chi 1g. Lấy dược liệu tán nhỏ, chia làm 3 lần và uống trong ngày, mỗi lần uống từ 0,5g đến 1g bột.
Chữa ngực bụng lạnh đau
Để chữa ngực bụng lạnh đau, có thể sử dụng bài thuốc từ củ địa liền theo hai cách sau:
Cách 1: Lấy 4 – 8g củ địa liền sắc thuốc uống. Hoặc cũng có thể tán bột rồi uống.
Cách 2: Củ địa liền, đương quy, cam thảo, đinh hương, mỗi vị lượng bằng nhau. Đem tán bột, rồi trộn hồ và hoàn viên to. Mỗi ngày lấy 10 viên uống với rượu, uống ngày 2 đến 3 lần.
Trị bệnh ho gà
Bài thuốc: 300g củ địa liền, 300g lá chanh, 500g tía tô, rau má tươi, rau sam tươi và vỏ rễ dâu mỗi vị 1000g.
Cách thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, tẩm qua mật ong và sao. Cho vào nồi, thêm 12 lít nước và đun sôi trên lửa nhỏ. Đợi thuốc cạn còn khoảng 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng đến khi bệnh thuyên giảm. Mỗi ngày uống từ 15 – 30ml.
Điều trị táo bón lâu ngày, nhức đầu, cảm sốt theo kinh nghiệm
Bài thuốc: Củ địa liền, thổ phục linh, rau má, mỗi vị 30g với 20g cam thảo.
Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu đi phơi khô rồi nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy từ 2 đến 4g, hòa tan vào nước và uống.
Đau thần kinh tọa, đau dạ dày
Bài thuốc: Củ địa liền 20g, quế chi 10g. Đem nguyên liệu tán thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 3 lần. Kiên trì uống hàng ngày để thấy hiệu quả.
Chữa đau nhức răng, đau mỏi gân cốt, đau lưng
Bài thuốc: Củ địa liền phơi khô rồi thái nhỏ.
Cách thực hiện: Cho dược liệu vào bình ngâm với rượu có nồng độ cồn 40 – 50%. Sau 5 – 7 ngày, lấy xoa bóp để chữa đau nhức hoặc ngậm rượu vài phút, sau đó nhổ ra, thực hiện vài lần chứng đau răng sẽ thuyên giảm.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hạt sen
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm tiềm chim cút
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10